Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Độ đục – chỉ tiêu ô nhiễm nước



Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số các chất lơ lững có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phu (kích thước 0,1 – 10mm) . Trong nước, các chất gây đục thường là: đất sét, chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật.
Độ đục phát sinh từ nhiều nguyên nhân như:
- Đất, đá từ vùng núi cao đổ xuống đồng bằng (do hoạt động trồng trọt)
- Ảnh hưởng của nước lũ, làm xáo động lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động, thực vật.
- Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
- Sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh vật (tảo …)
Ý Nghĩa Môi Trường
Độ đục ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước công cộng: làm giảm vẽ mỹ quan, gây khó khăn cho quá trình lọc và khử khuẩn.
Phương pháp thí ngiệm
Có thể xác định độ đục bắng các phương pháp khác nhau như:
- Phương pháp cân khối lượng: Loc mẫu sau đó cân khối lượng cặn. Nếu SS < 15 mg/l thì nước trong còn SS> 15 mg/l thì nước đục.
- Áp dụng phương pháp so màu theo nguyên tắc dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các cặn lơ lửng có trong dung dịch.
Các yếu tố ảnh hưởng
Cặn lơ lững lớn có khả năng lắng nhanh, làm sai lệch kết quả đo.
Ong đo bị bẩn, mẫu có nhiều bọt khí và độ màu thực của mẫu là những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả độ đục.


(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét